Vùng kín có mùi tự nhiên và mỗi người phụ nữ có mùi khác nhau. Một số phụ nữ có thể cảm thấy tự ti về mùi âm đạo của họ, nhưng việc âm đạo khỏe mạnh có mùi nhẹ là điều rất bình thường. Tuy nhiên, mùi này có thể thay đổi khi có nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Ngay cả khi bạn đang chăm sóc tốt cho cơ thể và vùng kín của mình, bạn vẫn có thể gặp phải mùi hôi gây khó chịu.Vậy cách để loại bỏ mùi hôi ở vùng kín như thế nào để giúp vùng kín của mình thơm và khỏe hãy để Foellievacobe bật mí cho các bạn nữ nhé !
1. Nguyên nhân gây ra mùi ở vùng kín?
Trước khi tìm hiểu cách để loại bỏ mùi hôi ở vùng kín bạn cũng cần biết nguyên nhân khiến mùi vùng kín biến đổi, trở nên khó chịu để phòng tránh hiệu quả hơn.Vùng kín là vùng rất nhạy cảm nên mùi “cô bé” cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mùi vùng kín bình thường là một mùi mát nhẹ và khi sắp đến thời kỳ rụng trứng, lượng hormone estrogen trong cơ thể tăng lên khiến mùi vùng kín có mùi nặng hơn nhưng không hôi.
1.1. Các nguyên nhân làm vùng kín có mùi hôi.
Vậy nguyên nhân do đâu làm vùng kín có mùi hôi? Theo các chuyên gia, mùi âm đạo khác lạ có thể do một số nguyên nhân phổ biến như:
Thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mãn kinh có thể làm thay đổi mùi của âm đạo và khiến âm đạo bị khô.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể làm thay đổi mùi của âm đạo, đáng chú ý là nhiễm Trichomonas.
Dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mùi tự nhiên của âm đạo. Nhiều sản phẩm được bán trên thị trường được quảng cáo là giúp cải thiện mùi âm đạo, nhưng điều này không cần thiết về mặt y tế và cũng không an toàn. Trên thực tế, làm như vậy có thể dẫn đến nhiễm trùng vùng kín hoặc làm mùi vùng kín trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Các cách để loại bỏ mùi hôi vùng kín.
2.1. Giữ vệ sinh cơ thể và vùng kín.
Giữ vệ sinh cơ thể và vùng kín là rất quan trọng để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa mùi hôi và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết để bạn có thể thực hiện tốt việc này.
Tắm rửa vùng kín sạch sẽ. Một chiếc khăn lau nhẹ nhàng sẽ giúp rửa trôi da chết, mồ hôi và bụi bẩn.
Xung quanh vùng âm hộ, khu vực này nhạy cảm và xà phòng thường gây kích ứng. Chỉ cần sử dụng nước ấm là đủ để giữ cho vùng âm hộ sạch sẽ.
Tránh sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc vì các hóa chất có thể làm thay đổi độ pH tự nhiên của âm đạo.
2.2 Chỉ sử dụng các sản phẩm khử mùi bên ngoài an toàn cho vùng kín.
Nếu bạn muốn sử dụng bất kỳ một thuốc xịt hoặc nước hoa, chỉ sử dụng chúng ở bên ngoài âm hộ, không gần vùng kín. Chúng có thể làm đảo lộn môi trường tự nhiên của vùng âm đạo và gây ra nhiễm trùng.
2.3. Thay đồ lót thường xuyên để bảo vệ vùng kín.
Mặc đồ lót sạch và thoải mái là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe vùng kín. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể chọn và sử dụng đồ lót một cách hợp lý.
Chọn chất liệu phù hợp cho đồ lót là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho vùng kín. Nếu bạn thường mặc quần lót bằng vải lụa hoặc polyester, hãy chuyển sang 100% cotton.
Ngoài việc chọn loại vải phù họp thì vừa lựa chọn kích thước phù hợp rất quan trọng. Đồ lót không quá chật hoặc quá rộng. Đồ lót chật có thể gây ma sát và khó chịu, trong khi đồ lót quá rộng có thể không giữ được vị trí. Chọn kiểu dáng đồ lót phù hợp với hoạt động của bạn. Ví dụ, bạn có thể chọn quần lót bikini cho hoạt động hàng ngày và đồ lót dạng boxer cho các hoạt động thể thao.
Việc bạn sử dụng “quần lót” không thoáng khí hoặc không thường xuyên thay đổi quần lót, bạn nên thay quần lót khi sử dụng được 3-6 tháng.
2.4. Sử dụng sản phẩm có độ pH phù hợp.
Sử dụng các sản phẩm không kê đơn có thể giúp ích cho việc khôi phục độ pH tự nhiên của âm đạo. Nếu mùi vẫn còn hoặc ngày càng tệ hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
3.Giữ cơ thể đủ nước.
Thói quen uống nhiều nước mỗi ngày cũng rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe vùng kín của bạn. Việc duy trì đủ nước cho cơ thể sẽ giúp âm đạo không bị khô gây ngứa, khó chịu đồng thời ngăn ngừa sự hình thành và phát triển quá mức của vi khuẩn.
Tình trạng thiếu nước còn có thể khiến độ pH âm đạo thay đổi làm mất hàng rào bảo vệ tự nhiên của âm đạo trước các tác nhân gây viêm nhiễm. Vì vậy, bạn hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể để bảo vệ âm đạo sạch sẽ, khỏe mạnh.
4. Bổ sung lợi khuẩn cho vùng kín.
Viêm âm đạo thường là nguyên nhân gây ra các mùi hôi bất thường ở vùng kín. Tình trạng viêm nhiễm này xảy ra do mất cân bằng giữa vi sinh vật có lợi và có hại ở môi trường âm đạo, số lượng lợi khuẩn giảm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm.
Theo nhiều nghiên cứu, men vi sinh (probiotic) có lợi trong việc điều trị viêm nhiễm âm đạo. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn đặc biệt là chủng Lactobacillus sẽ hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật tại âm đạo và hạn chế tình trạng viêm nhiễm, từ đó giảm mùi hôi vùng kín.
5.Bổ sung thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược.
Ngoài việc chăm sóc cơ thể thì bạn nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược được công bố có khả năng làm giảm mùi hôi và hỗ trợ điều trị các bệnh gây ra mùi hôi âm đạo như nhiễm nấm Candida âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, hội chứng tiền mãn kinh,…
Sản phẩm cải thiện nội tiết tố nữ có thể giúp cải thiện mùi hôi vùng kín khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Vì khi estrogen giảm, âm đạo lúc này dễ bị khô, pH âm đạo sẽ tăng lên khiến vùng kín dễ bị viêm nhiễm, gây mùi.
Tuy nhiên, khi lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, để tránh tương tác với thuốc và thực phẩm khác đang dùng.
6.Khi nào cần đi khám bác sĩ bảo vệ ?
Nếu mùi hôi này đi kèm với các triệu chứng bất thường, bạn không nên điều trị tại nhà mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mùi hôi có thể là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng âm đạo. Bạn có thể cần gặp bác sĩ để khám và điều trị phù hợp. Nhiễm trùng không được điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn sau này.
Mùi hôi âm đạo có thể là một dấu hiệu của bệnh lý. Vậy nên khi vùng kín có mùi hôi đi kèm một trong các triệu chứng sau đây, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn:
- Mùi hôi kéo dài.
- Ngứa.
- Đau, bỏng rát.
- Chảy mủ.
- Kích ứng.